Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013


20:34 18/01/2013
Ngày 25/9 vừa qua, tại hội trường T35, trường Đại học Thủy Lợi đã diễn ra buổi nói chuyện của PGS.TS Trần Đăng Thanh về Tình hình biển, đảo và chủ trương của Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền trên biển trong tình hình hiện nay. Tham dự có GS TS Nguyễn Quang Kim – Hiệu trưởng Nhà trường, đại diện các phòng ban và các bạn sinh viên trong trường.
 PGS.TS Trần Đăng Thanh nói chuyện về tình hình biển đảo hiện nay
 
Trong suốt buổi nói chuyện, PGS.TS Trần Đăng Thanh đã thông tin cho đông đảo cán bộ giảng viên, sinh viên trong trường những nội dung cơ bản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982; tình hình Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) cũng như các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong bảo vệ và giải quyết những bất đồng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thông qua clip tổng hợp về tình hình chính trị thế giới năm 2009, các bản đồ lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của các quốc gia,...
 
Tình hình Biển Đông đang diễn ra rất phức tạp 
 
Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thầy và trò trường Thủy Lợi chăm chú lắng nghe
 
Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. Chúng ta cần có 3 điều không được mất, không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền, không được mất môi trường hòa bình, không được mất mối tình đoàn kết nhân dân 2 nước Việt – Trung và có 4 điều cần tránh, tránh đối đầu quân sự, tránh đối đầu toàn diện, tránh bị bao vây cô lập, tránh lệ thuộc vào nước ngoài.
GS.TS Nguyễn Quang Kim - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi nói chuyện
 
Việc tuyên truyền chủ quyền biển, đảo nhằm giúp toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường  hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng của biển, đảo; thực trạng trên các vùng biển, đảo của nước ta; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược biển, đảo trong tình hình mới. Buổi nói chuyện thật ý nghĩa, qua đó, giúp thầy và trò trường Thủy Lợi ý thức hơn trách nhiệm của mình để cùng góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài và ảnh Trần Mai Anh

4 nhận xét:

  1. que huong la chum khe ngot
    cho con treo hai moi ngay
    yeu lam que huong viet nam, non nuoc viet nam.....

    Trả lờiXóa
  2. chung ta phai kien quyet bao ve dat troi va bien dao que huong than yeu ma ong cha ta de lai...

    Trả lờiXóa